Lịch sử làng thêu ren văn lâm

 

Lịch sử làng Nón Tây Hồ Phú Vang

"Khám phá hành trình phát triển của làng nghề Nón Tây Hồ Phú Vang qua các thập kỷ, nơi bảo tồn và phát triển nghề nghiệp truyền thống chất lượng. Hãy cùng Vivu Travel tìm hiểu về những nét văn hóa và sự hấp dẫn của làng nghề này nhé!"

1.Tìm hiểu lịch sử của làng nghề..

Làng Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế. Người dân làng này sống chủ yếu bằng nghề làm nón. Chiếc nón bài thơ ra đời ở đây vào khoảng năm 1959 – 1960, đó là sáng kiến của nghệ nhân Bùi Quang Bặc. Ông yêu thơ, cũng sẵn mang trong mình chất “nghệ” nên mới nghĩ ra cái thú ép thơ vào nón. Những vần thơ ngọt ngào, bay bổng được ép giữa 2 lớp lá thế nên bền lắm; nón hỏng rồi, chẳng đội được nữa, người Huế vẫn giữ để thi thoảng mang ra … đọc thơ.

Làng Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý


1.1.2. Vị trí địa lý.

Làng nghề Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12 km. Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.

1.1.3.Môi trường tự nhiên.

Xung quanh làng có cảnh đẹp tự nhiên, với cánh đồng lúa xanh mướt và những khu vườn cây cỏ.

Môi trường này không chỉ là nguồn cảm hứng mà còn ảnh hưởng đến chất lượng nguyên liệu cho nghề nghiệp.

1.1.4. Lịch sử ra đời

Làng nghề Tây Hồ nằm bên dòng sông Như Ý, thuộc xã Phú Hồ, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế và cách trung tâm thành phố khoảng chừng 12 km.

Làng nghề truyền thống làm nón hình thành cách đây hàng trăm năm và những chiếc nón bài thơ xuất hiện trong khoảng từ những năm cuối thập kỷ 50 – đầu thập kỷ 60 của thế kỷ XX.

Đến bây giờ, người dân Tây Hồ không còn ai nhớ nghề làm nón lá xuất hiện ở làng mình từ bao giờ, chỉ biết rằng trải qua bao sự thăng trầm của lịch sử, họ vẫn dựa vào nghề này để mưu sinh.

Ở Tây Hồ, người già người trẻ, đàn ông hay đàn bà đều có thể quây quần bên nhau làm ra những chiếc nón đẹp với đôi bàn tay khéo léo, tỉ mỉ, cần mẫn.

Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu.

Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.

Nón Tây Hồ dần được người dân cả nước cũng như khách du lịch ưa chuộng. Hình ảnh chiếc nón Tây Hồ đi vào thơ ca, nhạc họa bao đời nay như một biểu tượng văn hóa của dân tộc

2. Làng nghề nón Phú Vang Tây Hồ.

Về làng nón Tây Hồ, xã Phú Hồ, huyện Phú Vang bất kể mùa đông hay mùa hè đều có thể cảm nhận được không khí lao động cần cù của những người dân quê bên khung nón lá. Chằm nón đã là công việc thường ngày của những người phụ nữ chốn làng quê.

Nón lá Tây Hồ nổi tiếng bởi độ mỏng, thanh, màu sắc nền nã và đường kim, mũi chỉ đều, đẹp nên người tiêu dùng rất yêu chuộng. Nón lá là vật trang sức làm duyên thêm nét đẹp của những thiếu nữ và là vật che nắng hữu hiệu của nhiều người. Người dân quê đi chợ, đi làm ruộng không thể thiếu chiếc nón lá đội đầu. Nón lá đã gắn bó với cuộc sống của người nông dân Tây Hồ một nắng hai sương trên đồng ruộng một cách tự nhiên và bền bỉ dù cuộc sống đã có nhiều đổi thay.

Không chỉ nổi tiếng với nón lá bài thơ, dân làng Tây Hồ còn rất khéo léo khi tạo ra những chiếc nón lá kè hai lớp bền, đẹp, đội mát.





Khám phá Vẻ Đẹp Tinh Tế của Làng Nghề Thêu ren Văn Lâm

Nhắc đến Ninh Bình, người ta thường nghĩ đến Bái Đính,Tràng An …Tuy nhiên, bên cạnh thủ đô nhộn nhịp còn có một làng nghề truyền thống đang dần bị nhạt phai và quên lãng – làng thêu Ren Văn Lâm.

Trước đây, làng nghề Thêu Ren Văn Lâm Nghề thêu ren đã liên tục được người dân phát triển với sự đa dạng về sản phẩm, mẫu mã cùng các phương thức sản xuất mới, để đáp ứng được nhu cầu của thời cuộc. Từ đó, Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm như được khoác lên mình một diện mạo hoàn toàn mới và tồn tại mãi cho đến tận ngày nay với một loạt những sản phẩm mới mẻ, mang hơi thở hiện đại hơn: khăn trải bàn, khăn ăn, rèm, vỏ chăn ga, gối, quần áo thời trang, tùng, cúc, trúc, mai, tranh sơn thủy hữu tình, tranh mừng thọ, tranh con vật, v.v.

 Với truyền thống hàng trăm năm lịch sử, làng nghề Thêu Ren Văn Lâm không chỉ là nơi sản xuất những sản phẩm Thêu Ren độc đáo, mà còn là nơi gìn giữ và phát triển những nét văn hóa truyền thống đặc trưng của dân tộc.

 Hãy cùng nhau đặt chân đến Làng Nghề Thêu Ren Văn Lâm để thấu hiểu hơn về sự tinh tế trong từng sản phẩm thủ công, ngắm nhìn những ngôi nhà cổ xinh đẹp và trò chuyện cùng những người thợ lành nghề, tài ba, những người đã góp phần làm nên vẻ đẹp độc đáo của làng nghề này.

 

Sự diệu kì của Làng Nghề Lụa Vạn Phúc.

Nằm sâu trong lòng Hà Nội phồn hoa và nhộn nhịp, làng nghề Lụa vạn PhúcThục không chỉ là nơi sản xuất những dệt lụa tơ tằm, hấp dẫn, mà còn là nơi gìn giữ và phát triển một phần văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam ta.

Với lịch sử hàng trăm năm, làng nghề này đã tạo ra hoa văn trang trí trên vải lụa độc đáo, thu hút sự chú ý của du khách từ khắp nơi trên thế giới. Bạn sẽ được chiêm ngưỡng toàn bộ quy trình sản xuất lụa do những đôi bàn tay khéo léo của các nghệ nhân thực hiện. Nếu như muốn tìm hiểu kĩ càng hơn về quy trình này thì xưởng dệt lụa tơ tằm của nghệ nhân Triệu Văn Mão là một địa chỉ mà bạn không thể bỏ qua, mà còn là những người gìn giữ và truyền đạt những giá trị văn hóa truyền thống mà cha ông ta để lại từ thế hệ này sang thế hệ khác.

Hãy dành thời gian để khám phá  và tìm hiểu làng nghề Lụa Vạn Phúc để trải nghiệm không khí hấp dẫn nơi đây. Hãy  thưởng thức các buổi biểu diễn, tìm hiểu về quy trình sản xuất và thậm chí bạn còn có thể tự tay trải nghiệm dệt tơ tằm cùng các nghệ nhân tại đây!



Nhận xét